-
Khi cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu trở nên tồi tệ hơn, nhu cầu về các nhà máy điện hạt nhân mới ngày càng tăng. Các quốc gia có thể học hỏi kinh nghiệm từ chương trình điện hạt nhân của UAE để góp phần bảo đảm một tương lai giảm trừ cacbon.
-
-
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền kinh tế dựa chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch hàng đầu thế giới. Ngày 5/7/2022, với việc Chính phủ tuyên bố sẽ khởi động lại dự án xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân và gia hạn hoạt động của những lò đã vận hành, Hàn Quốc đã thể hiện rõ quan điểm tái sử dụng điện hạt nhân.
-
Các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) có thể đóng góp quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu và an ninh cung cấp năng lượng. Hiện nay, có trên 70 thiết kế SMR đang được phát triển ở 18 quốc gia, bao gồm cả những sáng chế mới chưa được cấp phép và các phương pháp sản xuất mới theo dạng mô-đun của ngành công nghiệp hạt nhân. Tuy nhiên, việc triển khai rộng rãi lò phản ứng SMR vẫn diễn ra quá chậm chạp so với những yêu cầu cấp bách về ứng phó biến đổi khí hậu.
-
Biến đổi khí hậu hiện là một trong những thách thức lớn nhất của tiến trình phát triển nhân loại. Để xử lý thành công thách thức này không những đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ, những nguồn lực to lớn hơn mà còn cần sự sáng tạo, linh hoạt trong lựa chọn và sử dụng các công cụ sẵn có. Năng lượng hạt nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi và hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng carbon bằng không (Net Zero carbon) vào năm 2050.
-
Ngày 16/6/2021, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Trung Quốc (CAEA) đã gửi báo cáo chính thức đến Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về việc một số thanh nhiên liệu hạt nhân bị hỏng vỏ bọc xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn, tỉnh Quảng Đông của nước này. Theo đó, sự việc được ghi nhận nhưng không gây ảnh hưởng đối với hoạt động của nhà máy và không gây rò rỉ khí có chứa phóng xạ ra môi trường. CAEA cho biết, nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn hiện đang trong điều kiện hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn vận hành.
-
-
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi hoạt động của các hệ thống cung cấp điện trên toàn cầu và mang đến một cái nhìn khác về sự đóng góp của các nguồn năng lượng ít phát thải carbon trong cơ cấu các nguồn cung cấp điện ở tương lai. Đặc biệt, hiệu suất của điện hạt nhân đã chứng tỏ đây là nguồn năng lượng có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng sạch, làm giảm bớt sự thiếu hụt năng lượng trong khi chờ các nguồn năng lượng khác phục hồi giai đoạn hậu COVID-19.
-
Ngày 01/8/2020, Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân UAE (ENEC) thông báo đã khởi động thành công Tổ máy số 1 Nhà máy điện hạt nhân Barakah, đặt tại Vùng Al Dhafrah của Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
-
Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào ngày 9/3/2020, ông Hiroaki Nakanishi - Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét công nghệ hạt nhân trên quan điểm rộng: “Năng lượng là thiết yếu cho sự tồn tại và thịnh vượng của nhân loại. Giờ đây, vấn đề biến đổi khí hậu đang trở nên rất nghiêm trọng, chúng ta sẽ phải thảo luận lại về việc sử dụng năng lượng hạt nhân”.
-
Chính phủ Nhật Bản đã chính thức phê duyệt Kế hoạch năng lượng chiến lược quốc gia lần thứ năm vào ngày 3 tháng 7 năm 2018. Kế hoạch lần thứ tư được ban hành từ năm 2014 và đến tháng 8/2017, Ủy ban Chính sách Chiến lược trực thuộc Ủy ban tư vấn về năng lượng và tài nguyên Nhật Bản bắt đầu xem xét, đánh giá lại Kế hoạch năng lượng chiến lược lần thứ tư và dự thảo Kế hoạch mới. Bản dự thảo mới nhất được Ủy ban Chính sách Chiến lược hoàn thiện và trình Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) vào tháng 5/2018.
-
Theo thông tin từ Công ty Tổ chức sự kiện PEAK, Hội nghị Công nghiệp Hạt nhân Châu Mỹ Latinh năm 2018 (NISLA 2018) dự kiến sẽ được tổ chức tại Buenos Aires, Argentina từ ngày 19 - 21/3/2018.
-
Vào khoảng 05 giờ 59 phút sáng ngày 22 tháng 11 năm 2016, một trận động đất với cường độ khoảng 7,3 độ Richter đã xảy ra với tâm chấn nằm ngoài khơi tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Hậu quả của trận động đất đã khiến cho hệ thống làm sạch và làm mát bể lưu giữ nhiên liệu đã qua sử dụng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daini số 3 tự động dừng hoạt động vào lúc 06 giờ 10 phút sáng. Tuy nhiên, sau đó hệ thống này đã hoạt động trở lại bình thường vào lúc 07 giờ 47 phút sáng cùng ngày. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daini số 3 sử dụng công nghệ lò phản ứng nước sôi (BWR) có công suất điện 1100MWe thuộc sở hữu và vận hành bởi Công ty Điện lực Tokyo (Tepco).
-
Ngày 3 tháng 10 năm 2016, Ủy ban đặc biệt thuộc Ủy ban Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEC) đã tổ chức phiên họp thứ 14 để xem xét vấn đề về hệ thống đền bù thiệt hại hạt nhân của Nhật Bản. Tại phiên họp này, các thành viên của Ủy ban đã tập trung thảo luận về phạm vi trách nhiệm trong hệ thống đền bù thiệt hại, đặc biệt là những điểm khác biệt giữa trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn của các tổ chức vận hành nhà máy điện hạt nhân.
-
Sau quá trình 3 bước phê duyệt, Công ty Điện lực Shikoku cho biết vào hôm thứ 6 họ đã cho khởi động lại tổ máy số 3 tại nhà máy điện hạt nhân Ikata, khiến tổ máy trở thành lò phản ứng thứ 5 của Nhật Bản để xem xét điểm tới hạn (mức độ rủi ro) sau khi có lệnh cấm toàn ngành công nghiệp đã được áp dụng sau sự cố tại các trạm điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào tháng 3/2011
-
|
 Bộ Khoa học và Công nghệ
|