Những lợi ích thu được từ các dự án hợp tác kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực NDT do IAEA tài trợ và điều phối giai đoạn 2005-2020 tại Việt Nam11:16:00 28/05/2021
Sơ lược về 09 dự án hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp do IAEA đầu tư trong giai đoạn 1997-2021: Dự án hợp tác kỹ thuật của IAEA bao gồm các Dự án Vùng và Dự án quốc gia (dành riêng cho quốc gia thành viên). Đối với các Dự án Vùng, IAEA thường tài trợ một phần kinh phí cho mỗi quốc gia thành viên trong khu vực với mong muốn các quốc gia này cùng xem xét đưa ra và giải quyết các vấn đề kỹ thuật chung mà cả khu vực cùng quan tâm, thúc đẩy trong từng giai đoạn. Vùng ở đây được lấy từ cụm từ RCA (Regional Cooperation Agreement - thỏa thuận hợp tác Vùng), trong đó Việt Nam nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương với 22 nước thành viên. Hình 1. Các Dự án Vùng mà IAEAđầu tư trong giai đoạn 1997-2021 trong lĩnh vực công nghiệp. Trong giai đoạn 1997-2021, các dự án do IAEA tài trợ trong lĩnh vực công nghiệp gồm có: - 03 dự án RAS về Hệ điều khiển hạt nhân (NCS), kinh phí: 1.007.800 Eur (cho khoảng 20 nước thành viên); - 08 dự án RAS về Kiểm tra không phá hủy (NDT), kinh phí: 2.774.734 Eur (cho khoảng 20 nước thành viên); - 03 dự án VIE về NDT, kinh phí: 745.785 Eu (IAEA); Việt Nam đối ứng khoảng 400.000 USD. Trong số này, các dự án RAS là các dự ánVùng với sự tham gia của các nước thành viên khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương, còn dự án VIE là dự án hợp tác kỹ thuật của IAEA với Việt Nam. Bài viết này chỉ tập trung xem xét 06 dự án RAS (từ năm 2005 đến 2021) và 03 dự ánVIE (từ năm 1999 đến 2016) về NDT như thống kê trong các bảng sau. Bảng 1. Thống kê 06 dự án RAS về NDT
Bảng 2. Thống kê03 dự án VIE
Như vậy, trên thực tế phía Việt Nam đã được hỗ trợ tổng kinh phí là 813.968,95 Eur, trong đó có 68.183,95 Eur cho các dự ánRAS và 745.785 Eur cho các dự ánVIE, từ đó thu được ba lợi ích đáng kể là: Đào tạo con người; Kiến thức/kinh nghiệm được các chuyên gia của IAEA và các nước thành viên khác chia sẻ; một số thiết bị được IAEA trang bị dưới dạng viện trợ không hoàn lại theo các dự ánVIE. Để có thể hình dung rõ hơn về ba lợi ích nói trên qua 09 dự án, ta có thể xem thông tin trên Bảng 3.
Bảng 3. Một số hoạt động chính trong khuôn khổ 09 dự ántrong lĩnh vực NDT do IAEA tài trợ và điều phối trong giai đoạn 1997-2020 tại Việt Nam ((SV- Scientific Visit (tham quan khoa học), FL- Fellowship (học bổng nghiên cứu), EM- Expert Mission (phái đoàn chuyên gia) và TC &Thông tin khác - Đào tạo ngắn ngày và trao đổi kinh nghiệm/kiến thức liên quan đến việc đào tạo con người và chia sẻ kiến thức/kinh nghiệm))
Hình 2. Chuyên gia IAEA thực hiện EM về chụpảnh kỹ thuật số (RT-D) trong khuôn khổ dựán VIE/8020.
Với tư cách là một nước thành viên của IAEA, trong giai đoạn từ năm 1999 đến nay, chúng ta đã được thụ hưởng 09 dự ánvới các khoản kinh phí, các lợi ích thu được thông qua các hoạt động trong khuôn khổ của các dự án nêu trên. Về cơ bản, các lợi ích thu được giúp cho đơn vị thụ hưởng là Trung tâm Đánh giá không phá hủy (NDE) tăng cường năng lực cả về đào tạo con người và trang thiết bị tiên tiến. Đây có thể xem là tác động trực tiếp mà các dự án mang lại cho đơn vị chủ trì. Cũng cần đề cập thêm rằng: trong giai đoạn 2009 - 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã đầu tư không dưới 3,6 triệu USD dưới dạng các dự án đầu tư tăng cường trang thiết bị, xây dựng nhỏ sửa chữa lớn, các đề tài/nhiệm vụ các cấp … Tác động của 09 dự án tới sự hình thành và phát triển các hoạt động NDT ở Việt Nam Theo số liệu thống kê tháng 10/2020, hiện nay ở Việt Nam, ngoài 82 công ty có hoạt động RT (chụp ảnh bức xạ công nghiệp) còn có 239 đơn vị có chứng nhận Las-XD (năm 2016); số các đơn vị có chức năng NDT là khoảng 350; số kỹ thuật viên NDT có khoảng 3.700 người; số chuyên gia NDT (bậc 3) là 81 người (trong đó 41 người có chứng chỉ quốc tế ASNT, 40 người có chứng chỉ do Việt Nam cấp); số tiêu chuẩn (TCVN) có liên quan đến NDT là 69 và hoàn toàn tương thích với các tiêu chuẩn tương ứng của hệ thống ISO, Châu Âu hay Mỹ; số phòng thí nghiệm NDT được trang bị phù hợp với các chuẩn mực ISO/IEC/17025 và 17020 là 16. Nếu tính ngược về những năm 1990 lúc đó chỉ có khoảng 10 công ty NDT ở Việt Nam, từ đó có thể thấy tác động nhất định của 09 dự án Vùng đến sự hình thành và phát triển của cộng đồng NDT ở nước ta. Hiện nay, Hội Thử nghiệm không phá hủy Việt Nam (VANDT) và một vài đơn vị (khoảng 05) NDT khác đang từng bước áp dụng các mô hình đào tạo và cấp chứng chỉ cho các kỹ thuật viên NDT ở Việt Nam theo mô hình mà IAEA và Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã đưa ravà đề nghị các nước thành viên áp dụng nếu muốn phát triển các hoạt động NDT của mình một cách bền vững và có văn hóa. Qua 02 dự án RAS8100 và RAS1022, IAEA đã dành khá nhiều thời gian, kinh phí để tập huấn cho các nước thành viên nhận thức và chia sẻ các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn. Có thể nói, trong thời gian không xa nữa sẽ ra đời các tổ chức đáp ứng được các yêu cầu nói trên ở Việt Nam. Và nếu như thế thì 02 dự án này sẽ có tác động rất tích cực và không thể không nhắc đến đối với sự hình thành và phát triển các hoạt động NDT ở Việt Nam. Cũng cần phải kể đến tác động không nhỏ của các dự án VIE8020 và VIE1009 đến sự hình thành và phát triển các kỹ thuật chụp ảnh số (RT-D) để thay thế dần các kỹ thuật chụp ảnh phim truyền thống (RT-F). Qua dự ánVIE8020, IAEA đã cung cấp cho ViệtNam 02 hệ CR35 (năm 2010) và CR25P (năm 2011) là các hệ thiết bị chụp ảnh số kiểu Computer Radiography với các tấm IP (Image Plate) cho phép ghi nhận hình ảnh và chuyển ảnh trực tiếp đến máy tính để xử lý thay cho phim truyền thống. Sau đó, đến năm 2016, thông qua dựán VIE1009, hệ thiết bị FXG-DR-1012 (là hệ thiết bị chụp ảnh số - Digital Radiography) đã được chuyển giao cho Việt Nam. Phải nói rằng các kỹ thuật chụp ảnh số công nghiệp này đã làm thay đổi đáng kể và tác động trực tiếp đến các thông số như giảm thời gian chiếu chụp, giảm liều bức xạ, không dùng hóa chất xử lý phim, có thể lưu trữ thông tin lâu dài và dung lượng lớn, có thể truyền thông tin qua mạng internet, v.v., điều mà kỹ thuật RT-F không thể làm được. Đây là xu hướng phát triển mà hầu hết các nước tiên tiến đang hoàn thiện và ứng dụng. Ở Việt Nam, đến nay đã có 12 đơn vị đầu tư và ứng dụng các kỹ thuật CR hoặc DR. Nếu như qua dự án VIE8013 ta đã được trang bị các nguồn lực chủ yếu là cho phép đánh giá tuổi thọ còn lại của các công trình bê-tông, thì qua 02 dự án VIE8020 và VIE1009 có hai điểm đáng nói thêm là: Hệ Eddyfi –thiết bị dòng điện xoáy mà hiện nay Trung tâm NDE đang triển khai dịch vụ kiểm tra đánh giá bộ trao đổi nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện rất hiệu quả, chúng ta có thể hình dung nếu không có các phép kiểm tra này thì một ngày dừng hoạt động của một nhà máy nhiệt điện (VD: Mông Dương 2 có tổng công suất là 1240 MW có thể sản xuất được 7,6 tỷ KWh/năm) sẽ tốn bao nhiêu tiền; và nguồn đồng vị phóng xạ Co-60 có năng lượng cao (khoảng 1,2 MeV) cho phép thử nghiệm các cấu kiện hợp kim có bề dày lớn (50-150 mm) mà các nguồn phổ biến Ir-192 (có năng lượng trung bình 700 KeV chỉ thích hợp chụp hợp kim có bề dày 12-65 mm) không thực hiện được. Thực ra, doanh thu cho loại hình dịch vụ này hiện nay chưa cao, nhưng ý nghĩa vô cùng to lớn ở chỗ: vì Việt Nam có nguồn Co-60, dự án chế tạo bơm (của hệ thống EBARA) được tập đoàn này để ở Việt Nam thay vì phải mang về Nhật Bản làm, đấy là chưa kể đến nếu ứng dụng nguồn Co-60 này để thử nghiệm các trụ bê tông có chiều dày lớn sẽ mang lại hiệu quả đáng kể cho Việt Nam. Hình 3: Quang cảnh hiện trường đang chuẩn bị dùng nguồn Co-60 chụp Bơm cao áp tại Công ty Ebara, Hải Dương. Cải thiện môi trường Khi thiết kế 09 dự án nói trên, các chủ dự án đã thảo luận, tính toán đến yếu tố này cho từng dự án. Tuy nhiên, cần nêu bật 02 dự án VIE8020 và VIE1009 với nội hàm chính là số hóa việc chụp ảnh bức xạ. Việc số hóa sẽ giúp giảm được liều chiếu xạ, không phải dùng hóa chất xử lý phim là những yếu tố chính giúp cải thiện môi trường. Như đã nêu trên, ở Việt Nam đến tháng 10/2020 mới có 20 đơn vị đã đầu tư các kỹ thuật này và việc ứng dụng RT-D mới chiếm khoảng 12% trong tổng số hoạt động RT đang thực hiện. Trong khi đó, tương tự như vậy trong lĩnh vực y tế (chụp ảnh tại các phòng chụp chẩn đoán y khoa) tốc độ tăng cường các thiết bị chụp X quang số nhanh hơn rất nhiều lần so với lĩnh vực công nghiệp. Tất nhiên, có nhiều lý do, nhưng dù sao cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ về vấn đề này. Tăng cường năng lực trong lĩnh vực hợp tác quốc tế Bên cạnh 03 lợi ích chính thu được từ 09 dự án trên, trong khoảng thời gian 2005-2019 chúng ta đã mở rộng được khoảng 20 mối quan hệ hữu ích với các nước thành viên trong khu vực và đặc biệt là với IAEA. Trung tâm NDE thực hiện nhiệm vụ Nghị định thư (mã số: NDT.41.LA/18) với Lào và đã kết thúc vào tháng 4/2021. Có thể nói, nhiệm vụ này sẽ giúp nước bạn rất nhiều, nhất là trong giai đoạn “vạn sự khởi đầu nan” này. Vào tháng 2/2020, tại Vienna-Áo, đại diện Việt Nam cùng một số chuyên gia của IAEA và Làođã thiết kế 01 dựán về NDT cho Lào giai đoạn 2021-2023 trên cơ sở bổ sung thêm cho dự án NDT.41.LA/18. Như vậy, từ hợp tác song phương giữa hai nước đã dẫn đến hợp tác ba bên IAEA - ViệtNam - Lào. Với cách tương tự ta hoàn toàn có thể mở rộng cho các nước thành viên khác như Campuchia, Myanma, Nepan,…để quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng tốt đẹp và hiệu quả hơn. Đến lượt mình, Trung tâm NDE đã làm được những gì? Tất nhiên, số việc làm được là nhiều và đáng kể. Nhưng để đánh giá tác động của các dự án nêu trên thì ta không thể không xem xét đến các tiêu chí sau đây: 1. Giáo dục 03 trường đại học (Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên thuộcĐại học quốc gia Hà Nội, Đại học Điện lực) với không dưới 300 sinh viên đã được giới thiệu và xem trình diễn về các kỹ thuật NDT tiên tiến; không ít hơn 30 luận văn tốt nghiệp bậc kỹ sư/cử nhân đã đươc hướng dẫn và thực nghiệm trên các hệ thiết bị NDT mà trung tâm NDEđược thụ hưởng và các cán bộ của Trung tâm cũng đã tham gia thỉnh giảng 7 khóa về NDT cho 2 trường Đại học Bách khoa Hà Nội vàĐại học Khoa học Tự nhiên thuộcĐại học quốc gia Hà Nội; 2. Đào tạo Có 2 loại hình đào tạo đã được triển khai đó là: - Đào tạo nội bộ: Trung tâm NDE đã thực hiện 10 khóa đào tạo nội bộ cho khoảng 200 lượt cán bộ của mình và khoảng 200 kỹ thuật viên NDT đến từ 50 công ty NDT ở Việt Nam về các vấn đề có liên quan đến nội dung của 09 dự ánVùng nói trên; - Dịch vụ đào tạo cho các kỹ thuật viên NDT của 82 doanh nghiệp NDT có thực hiện RT ở Việt Nam. Các số liệu thống kê từ năm 2009 đến hết tháng 6/2020 cho thấy: tổng số khóa đào tạo đã đươc thực hiện là: 964; tổng số học viên được đào tạo và đánh giá là 3712 người và tổng số chứng chỉ được phát hành là 5126 cho 06 phương pháp NDT (PT, MT, VT, UT, RT và ET). Có thể nói, hoạt động dịch vụ đào tạo NDT của Trung tâm NDE đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành và phát triển của không dưới 600 đơn vị có hoạt động NDT ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2020. 3. Hoạt động R&D Trên thực tế ta thấy rất rõ mối quan hệ biện chứng giữa các dự án đầu tư của IAEA với các hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị chủ trì. Các dự án của IAEA cho ta các lợi ích như đã đề cập ở trên, nếu các chủ dự án lồng ghép được các nội hàm này với một số hoạt động khoa học và công nghệ hay dịch vụ kỹ thuật của đơn vị thì sẽ cho kết quả rất tốt cho cả 2 nhiệm vụ này. Nhiều ý tưởng có được từ các dự án sẽ giúp ích đáng kể cho các đề xuất của đơn vị. Trong giai đoạn 2009-2019, Trung tâm NDE đã làm tốt việc này với khoảng 20% tổng số các đề tài/nhiệm vụ các cấp đã được đề xuất, thông qua và thực hiện có kết quả tốt. Có thể thấy, đề tài cấp bộ mà Trung tâm NDE thực hiện thành công năm 2015-2016 về hệ thiết bị soi ảnh kỹ thuật số (Flurescopy) được lấy ý tưởng từ các dự án RAS8110 và RAS1013. Hiện nay ở ViệtNam có khoảng trên 500 hệ thiết bị theo nguyên lý này và chủ yếu trong các lĩnh vực soi mạch điện tử, cấu kiện ôtô, các vật đúc trong công nghiệp, … Hình 4: Hệ soi ảnh kỹ thuật số được chế tạo bởi Trung tâm NDE 4. Doanh thu của Trung tâm NDE từ 2009 đến 2019
Hình 5. Dịch vụ kỹ thuật và nhiệm vụ KH&CN của Trung tâm NDE giai đoạn 2009-2019. Từ Hình 3 có thể dễ dàng nhận thấy: Kể từ sau năm 2012, các nhiệm vụ KH&CNtại Trung tâm NDE đã hình thành rõ nét và đáng ghi nhận. Tương tự, các hoạt động dịch vụ kỹ thuậtcũng đã tăng từ mức khoảng 7 tỷ đồng/năm lên đến trên 13 tỷ đồng/năm. Những điều này có được tất nhiên là do nhiều yếu tố cấu thành nhưng không thể phủ nhận tác động tích cực từ 09 dự án đầu tư của IAEA. ***** Đánh giá tác động kinh tế - xã hội hay hiệu quả đầu tư của một dự án ở bất cứ đâu là một việc làm vốn không đơn giản. Việc thực hiện và thụ hưởng 09 dự án hợp tác kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực NDT do IAEA tài trợ và điều phối giai đoạn 2005-2020 tại Việt Nam đã mang lại nhiều lợi ích, trong đó có những yếu tố tác động có thể nhìn thấy ngay nhưng cũng có những yếu tố phải sau một thời gian đủ dài mới có thể đánh giá được tác động của chúng.Việc đánh giá tác động này tuy không dễ, nhưng sẽ đem lại những bài học bổ ích trong công việc, nhất là với các chủ dự án trong tương lai
Vũ Tiến Hà Trung tâm Đánh giá không phá hủy, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Tin Tức khác
|
Google translate Thông báo Liên kết
Thư viện ảnh Thống kê truy cập |